GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM LIÊN HUYỆN ĐỨC HÒA ĐỨC HUỆ
BAN HƯỚNG DẪN PHẬT TỬ & CHÙA PHÁP MINH
THÔNG BÁO
V/v TỔ CHỨC HỘI THI GIÁO LÝ PHẬT TỬ NĂM 2019
Nhằm khuyến khích tinh thần học tập, nghiên cứu và nâng cao kiến thức Phật học cho các Phật tử trên địa bàn Phật giáo liên huyện Đức Hòa-Đức Huệ và tỉnh Long An.
Được sự chỉ đạo của Ban Hướng dẫn Phật tử GHPGVN tỉnh Long An và sự cho phép của Ban Trị sự GHPGVN liên huyện Đức Hòa- Đức Huệ, Ban Hướng dẫn Phật tử liên huyện Đức Hòa- Đức Huệ phối hợp với chùa Pháp Minh tổ chức hội thi giáo lý Phật tử năm 2019 như sau:
- Thời gian và địa điểm
– Thời gian: Chủ nhật, ngày 22/12/2019 (nhằm ngày 27/11/Kỷ Hợi)
– Địa điểm: Chùa Pháp Minh, ấp Giồng Lớn, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
- Thể thức thi: thi trắc nghiệm (200 câu hỏi ôn tập) và thi viết (nội dung quyển cẩm nang Phật pháp)
- Chương trình:
*Buổi sáng
– 7 giờ 00 : Phật tử vân tập.
– 7 giờ 30 : Cung đón Chư tôn đức quang lâm
– 8 giờ 00 : Lễ Khai mạc.
– 8 giờ 15 : Thi trắc nghiệm và thi viết.
– 10 giờ 30 : Pháp thoại
– 11 giờ 30 : Thọ trai
– 12 giờ 00 : Chỉ tịnh
*Buổi chiều:
– 13 giờ 00 : Thức chúng
– 13 giờ 30 : Pháp đàm và giao lưu với phật tử.
– 15 giờ 30 : Tổng kết và phát thưởng.
– 16 giờ 30 : Dược thực
– 17 giờ 00 : Hoàn mãn.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Đại đức Thích Lệ Duyên, DĐ: 0964.747.876
- Đại đức Thích Thiện Nguyện, DĐ: 0918.517.291
200 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Theo lịch sử, đạo Phật có từ khi nào?
a. Từ lúc Phật Đản sanh.
b. Từ lúc Phật Thành đạo.
c. Từ lúc Phật Xuất gia.
d. Trước khi Phật ra đời.
2. Trước khi Bồ tát nhập thai, hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy gì?
a. Bốn vị Thiên Vương khiêng kiệu hoàng hậu đến dãy Hi Mã Lạp sơn.
b. Chư thiên rải hoa khắp cả đất trời.
c. Vị Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà từ hư không vào hông phải của hoàng hậu.
d. Đáp án a, b và c.
3. Các nhà tiên tri đoán điềm mộng “voi trắng sáu ngà” của hoàng hậu Ma-Da như thế nào?
a. Hoàng hậu sẽ từ trần sau 7 ngày hạ sinh Thái tử.
b. Thành Ca-Tỳ-La-Vệ sẽ mất và rơi vào tay của vua Tỳ Lưu Ly.
c. Hoàng hậu sẽ sinh quý tử tài đức song toàn.
d. Đáp án a và b.
4. Sự ra đời của đức Phật được gọi là gì?
a. Đản sanh, thị hiện, giáng thế
b. Đản sanh, khánh đản, giáng trần
c. Đản sanh, sinh nhật, giáng sinh
d. Đản sanh, giáng sinh, thị hiện.
5. Theo Phật học Phổ thông, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia ngày nào?
a. Mùng 8/4 âm lịch.
b. Mùng 8/2 âm lịch.
c. Mùng 8/12 âm lịch.
d. Mùng 15/4 âm lịch.
6. Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh ở đâu?
a. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Xá Vệ.
b. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Vương Xá.
c. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ.
d. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ba La Nại
7. Vì sao đức Phật thị hiện đản sanh tại thế giới Ta bà?
a. Vì muốn đem lợi ích rộng lớn cho đời.
b. Vì muốn độ tất cả chúng sinh.
c. Vì muốn đem hạnh phúc cho chư thiên và loài người.
d. Đáp án a, b và c.
8 . Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật thành đạo ngày nào?
a. Ngày 8/2 âm lịch.
b. Ngày 15/4 âm lịch.
c. Ngày 15/12 âm lịch.
d. Ngày 8/12 âm lịch.
9. Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật nhập Niết bàn ngày nào?
a. Ngày 8/2 âm lịch.
b. Ngày 15/2 âm lịch.
c. Ngày 15/4 âm lịch.
d. Ngày 15/10 âm lịch.
10. Mẫu hậu, người hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa là vị nào?
a. Hoàng hậu Vi Đề Hy.
b. Hoàng hậu Mạc Lợi.
c. Hoàng hậu Ma Da.
d. Hoàng hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề.
11. Ai là người xem tướng cho Thái tử Tất Đạt Đa?
a. Tiên nhân A La Lam.
b. Tiên nhân Tu Đạt Đa.
c. Tiên nhân A Tư Đà.
d. Tiên nhân Uất Đầu Lam Phất.
12. Thái tử Tất Đạt Đa xuất thân từ giai cấp nào?
a. Bà la môn.
b. Thủ đà la.
c. Sát đế lợi.
d. Phệ xá.
13.Thái tử Tất-đạt-đa gặp ai ở cửa Bắc của thành Ca Tỳ La Vệ?
a. Một người thợ săn.
b. Một cái thây chết.
c. Một vị tu sĩ tướng mạo trang nghiêm.
d. Đáp án a, b và c.
14. Sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa, hoàng hậu Ma Da sinh về cõi nào?
a. Cõi trời Hóa Lạc Thiên.
b. Cõi trời Đao Lợi.
c. Cõi trời Phạm thiên.
d. Cõi trời Đâu Xuất.
15. Danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?
a. Bậc Năng nhơn Tịch mặc.
b. Nhà hiền triết của đức Thích Ca.
c. Bậc thông thái.
d. Đáp án a, b và c.
16. Phật lịch được tính từ lúc nào?
a. Từ năm Phật nhập Niết bàn.
b. Từ năm Phật Đản sanh.
c. Từ năm Phật Thành đạo.
d. Từ năm Phật Chuyển pháp luân.
17. Sau 49 ngày đêm thiền định, đức Phật đã Thành đạo ở đâu?
a. Dưới cây Vô Ưu.
b. Dưới cội Bồ Đề.
c. Dưới cây Ta La.
d. Dưới cây Asoka.
18. Đức Phật đã chứng Tam minh, gồm những gì?
a. Túc mệnh thông, thiên nhãn minh, lậu tận diệt.
b. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận minh.
c. Túc mệnh minh, thiên nhãn minh, lậu tận thông.
d. Túc mệnh thông, thiên nhãn thông, lậu tận thông.
19. Đức Phật được tôn xưng với danh hiệu Đại hùng, Đại lực do Ngài có năng lực gì?
a. Võ nghệ cao cường và sức mạnh phi thường.
b. Có tài cưỡi ngựa bắn cung, múa kiếm hơn người.
c. Thắng được nội ma, ngoại chướng.
d. Đáp án a, b và c.
20. Đức Phật thuyết pháp độ năm anh em Kiều Trần Như ở nơi nào?
a. Vườn Lâm Tỳ Ni.
b. Vườn Lộc Uyển.
c. Vườn Trúc Lâm.
d. Vườn Xoài.
21.Theo Phật học Phổ thông, đức Phật chuyển pháp luân với bài pháp đầu tiên là gì?
a. Tứ Diệu Đế.
b. Tứ Chánh Cần.
c. Tứ Vô Lượng Tâm.
d. Tứ Như Ý Túc.
22.Vị đệ tử nào của đức Phật được tôn xưng là “Trí huệ đệ nhất”?
a. Tôn giả Ca Diếp.
b. Tôn giả Xá Lợi Phất.
c. Tôn giả Mục Kiền Liên.
d. Tôn giả Phú Lâu Na.
23. Ngôi Tinh xá đầu tiên cúng dường cho đức Phật và Tăng đoàn được đặt tên là gì?
a. Kỳ Viên Tinh Xá.
b. Trúc Lâm Tinh Xá.
c. Trùng Các Giảng Đường.
d. Đông Các Giảng Đường.
24. Thí chủ nào đã trải vàng mua đất xây cất Tinh xá cúng dường đức Phật và Tăng đoàn?
a. Thái tử Kỳ Đà.
b. Ông Thuần Đà.
c. Trưởng giả Cấp Cô Độc.
d. Nữ thí chủ Tỳ Xá Khư.
25. Tỳ kheo ni đầu tiên chứng quả A la hán là vị nào?
a. Bà Da Du Đà La.
b. Bà Khế Ma.
c. Bà Mạt Lợi.
d. Bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề.
26. Ai là người cúng dường đức Phật bữa cơm cuối cùng?
a. Ông Thuần Đà.
b. Ông Cấp Cô Độc.
c. Ông Tu Đạt Đa.
d. Vua Ba Tư Nặc.
27. Theo Phật học Phổ thông, đức Phật nhập Niết bàn ở đâu?
a. Dưới cây Vô ưu.
b. Rừng cây Tất bát la.
c. Dưới cội Bồ Đề.
d. Rừng Sa La.
28. Những lời dạy sau cùng của đức Phật được ghi trong quyển kinh nào?
a. Kinh Di Giáo.
b. Kinh Lăng Nghiêm.
c. Kinh Hoa Nghiêm.
d. Kinh Pháp Hoa.
29. Nhà ẩn sĩ Tất Đạt Đa thả bát vàng trôi ngược dòng sông ở đâu?
a. Sông Hằng.
b. Sông Kshipra.
c. Sông Ni Liên Thiền.
d. Sông Kaveri.
30. Khi Tôn giả A Nan gặp nạn Ma Đăng Già, đức Phật thuyết kinh gì?
a. Kinh Lăng Già.
b. Kinh Pháp Hoa.
c. Kinh Hoa Nghiêm.
d. Kinh Lăng Nghiêm.
31.“Tam bảo” gồm những gì?
a. Giới, định, tuệ.
b. Vô thường, vô ngã, Niết bàn.
c. Phật, Pháp, Tăng.
d. Văn, tư, tu.
32. Vì sao Phật giáo cấm sát sinh?
a. Tôn trọng Phật tánh bình đẳng.
b. Nuôi dưỡng lòng từ bi và tránh nhân quả oán thù.
c. Tôn trọng mạng sống.
d. Đáp án a, b và c.
33. Sau khi Thành đạo, đức Phật hóa độ những vị nào đầu tiên?
a. Phụ hoàng Tịnh Phạn.
b. Nhóm anh em Da Xá.
c. Nhóm anh em Kiều Trần Như.
d. Vua Tần Bà Sa La.
34. Nhơn thừa lấy gì làm căn bản?
a. Hiếu thuận với cha mẹ.
b. Ngũ giới.
c. Tam quy.
d. Đáp án a, b và c.
35. Thân đức Phật có bao nhiêu tướng tốt?
a. 18 tướng tốt.
b. 36 tướng tốt.
c. 32 tướng tốt.
d. 80 tướng tốt.
36. Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, đức Phật xuất gia vào năm bao nhiêu tuổi?
a. 20 tuổi.
b. 29 tuổi
c. 35 tuổi.
d. 19 tuổi.
37. Theo lịch sử Phật giáo Bắc tông, khi Thành đạo đức Phật bao nhiêu tuổi?
a. 35 tuổi.
b. 30 tuổi.
c. 29 tuổi.
d. 36 tuổi.
38. Hai tôn giả nào hướng dẫn 250 vị ngoại đạo về làm đệ tử Phật”?
a. Tôn giả Ca Diếp và Xá Lợi Phất.
b. Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên.
c. Tôn giả Ca Diếp và Mục Kiền Liên.
d. Tôn giả Xá Lợi Phất và A Nan.
39. Vị vua nào cúng dường vườn Ngự Uyển cho đức Phật và Tăng đoàn làm nơi trú ngụ?
a. Vua Thiện Giác.
b. Vua Tịnh Phạn.
c. Vua A Xà Thế.
d. Vua Tần Bà Sa La.
40. Sau khi Phật nhập Niết bàn, ai triệu tập hội nghị kiết tập kinh điển lần thứ I?
a. Tôn giả A Nan.
b. Tôn giả Đại Ca Diếp.
c. Tôn giả Ca Chiên Diên.
d. Tập thể giáo đoàn lãnh đạo.
41. Kinh Pháp Hoa chép: “Vì một nhân duyên lớn, Phật xuất hiện ra đời”, vậy nhân duyên lớn ấy là gì?
a. Dạy cho chúng sanh trì trai giữ giới.
b. Khiến chúng sanh biết nhân quả nghiệp báo mà tu hành.
c. Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến.
d. Dạy tu tập thiền định.
42. Khi hành giả học Phật cần phải thực tập như thế nào?
a. Nên ứng dụng lời dạy của đức Phật vào đời sống hằng ngày.
b. Học để tăng thêm sự hiểu biết.
c. Học rồi để đó, có dịp thì đem áp dụng.
d. Đáp án a, b và c.
43. Mùa hạ đầu tiên tại vườn Lộc Uyển, Đức Phật độ được bao nhiêu Thánh đệ tử?
a. 80 đệ tử
b. 60 đệ tử
c. 55 đệ tử
d. 1250 đệ tử
44. Ai là người hại Phật, đã sám hối và hướng thiện?
a. Đề Bà Đạt Đa.
b. Vô Não.
c. Vua A Xà Thế.
d. Đáp án b và c.
45. Quy y Tam bảo có nghĩa là gì?
a. Trở về nương tựa với ba ngôi báu tự tâm.
b. Đến chùa đăng ký quy y Tam bảo.
c. Phật, Pháp, Tăng là ba ngôi báu ở thế gian.
d. Trở về nương tựa Phật, Pháp, Tăng.
46. Ý nghĩa của việc lạy Phật là gì?
a. Thể hiện sự cung kính đối với đức Phật.
b. Thể hiện đời sống tôn giáo, tâm linh.
c. Lạy Phật để Phật ban phước sống lâu, giàu có và quyền lực.
d. Đáp án a và b.
47. Lạy Phật như thế nào mới đúng?
a. Khi lạy Phật hai bàn tay để ngửa hoặc úp và đặt trán ở khoảng giữa hai bàn tay.
b. Khi lạy Phật, năm vóc sát đất, tâm nghĩ đến đức hạnh của ngài để học hỏi.
c. Trước khi lễ Phật phải súc miệng, rửa mặt, thân thể sạch sẽ, y phục trang nghiêm.
d. Đáp án a, b và c.
48. Vì sao Phật tử nên thường niệm Phật Di Đà?
a. Để chuyển hóa vọng tưởng điên đảo, không nghĩ điều xằng bậy.
b. Để cho tâm luôn được thanh tịnh an lạc.
c. Cầu sanh Tịnh độ.
d. Đáp án a, b và c.
49. Hiệu lực “Đại Bi chú” như thế nào?
a. Nhiếp phục tâm niệm, sống được an lành.
b. Mau hết tai nạn, cầu gì được đó.
c. Thoát khỏi bệnh tật, tăng thêm tuổi thọ, mua bán thuận lợi.
d. Đáp án a, b và c.
50. Mục đích của việc tụng kinh là gì?
a. Cầu Tam bảo ban phước lành.
b. Ôn lại những lời Phật dạy để ghi nhớ, hiểu biết và thực hành.
c. Để tiêu trừ nghiệp chướng, cuộc sống giàu sang.
d. Để mở mang tâm trí, tăng trưởng kiến thức.
51. Cổ nhân nói: “Vật dưỡng nhơn”, theo đạo Phật câu này hợp lý không? Vì sao?
a. Hợp lý, vì nếu không có động vật con người bị suy dinh dưỡng.
b. Không hợp lý, vì mỗi chúng sanh đều có phật tánh bình đẳng, không phải do mạnh hiếp yếu.
c. Hợp lý, vì đó là lời nói được một số tôn giáo bạn thừa nhận.
d. Cần nghiên cứu cứu thêm.
52. Bát quan trai giới là pháp tu dành cho đối tượng nào?
a. Người tại gia áp dụng trong 1 ngày 1 đêm.
b. Người cư sĩ tu hạnh xuất gia trong 24 giờ hoặc tu suốt đời.
c. Người cư sĩ tu giảm bớt sự dục vọng thế gian.
d. Người tại gia dõng mãnh tinh tấn.
53. Người đệ tử cuối cùng chứng thánh quả A La Hán của đức Phật là ai?
a. Tôn giả Ca Na Đề Bà.
b. Tôn giả La Hầu La Đa.
c. Tôn giả Tu Bạt Đà La.
d. Tôn giả Di Già Ca.
54. Vì sao Phật tử phải giữ giới không uống rượu?
a. Vì rượu làm say mê, tối tăm trí, giảm sức khoẻ, sống tiêu cực, có khả năng phạm pháp.
b. Vì rượu là nguyên nhân gây nên nhiều tội lỗi, chết đi sanh lại, luân hồi nhiều kiếp trong tối tăm si ám.
c. Đáp án a và b.
d. Vì rượu làm cho mất kiểm soát lời nói, hành vi và tư duy.
55. Vì sao Phật tử không nên nằm ngồi giường cao đẹp, rộng lớn trong thời gian tu tập Bát quan trai giới?
a. Kiệm phước và ngăn ngừa thân xác không cho buông lung.
b. Để tránh mọi cảm nghĩ khoái lạc của giường cao rộng lớn.
c. Để tránh cảm giác có thể kích thích lòng ham muốn bất chính của xác thân.
d. Đáp án a, b, và c.
56. Ai đã cúng dường cỏ Kusa cho nhà ẩn sĩ Tất Đạt Đa trước khi thiền định dưới cội Bồ Đề?
a. Ông lão nông dân.
b. Cô gái chăn bò Sujata.
c. Người hành khất
d. Chú bé chăn trâu.
57. Thái Tử Tất Đạt Đa đổi trang phục quý giá với ai để nhận chiếc y vàng trở thành người xuất gia?
a. Người thợ săn.
b. Ngựa Kiền Trắc.
c. Người hầu Sa Nặc.
d. Thợ hớt tóc Ưu Ba Ly.
58. Ai cúng dường nhà ẩn sĩ Tất Đạt Đa bát cháo sữa?
a. Chú bé chăn trâu.
b. Cô gái chăn bò Sujata.
c. Ông lão nông dân.
d. Người hành khất.
59. Đức Phật cử ai hướng dẫn Cấp Cô Độc xây dựng Tinh xá Kỳ Viên?
a. Tôn giả A Nan.
b. Tôn giả Xá Lợi Phất.
c. Tôn giả Mục Kiền Liên.
d. Tôn giả Đại Ca Diếp.
60. Theo nhiều học giả công nhận, bữa cơm cuối cùng, đức Phật bị kiết lỵ bởi loại thức ăn gì?
a. Rau độc.
b. Thịt độc.
c. Nấm độc.
d. Măng độc.
61. Sau khi Phật nhập Niết bàn, ai kế thừa Phật lãnh đạo giáo đoàn?
a. Tôn giả A Nan.
b. Tôn giả Ca Diếp.
c. Tôn giả Xá Lợi Phất.
d. Lãnh đạo tập thể.
62. Hoàng mẫu Ma Da thác sanh về cõi trời Đao Lợi, khi Thái tử Tất Đạt Đa chào đời được mấy ngày?
a. 7 ngày.
b. 8 ngày.
c. 9 ngày.
d. 10 ngày.
63. Người ba lần âm mưu hại đức Phật bị đọa vào địa ngục là ai?
a. Ông Đề Bà Đạt Đa.
b. Chàng Vô Não.
c. Vua A Xà Thế.
d. Vua Thiện Giác.
64. Quy y nghĩa là gì?
a. Đi tu.
b. Ghi nhớ.
c. Học theo.
d. Nương tựa.
65. Thờ Phật như thế nào cho đúng?
a. Có bàn thờ độc lập, cúng hoa quả, lễ bái, tụng niệm và hành trì lời Phật dạy
b. Có thể thờ chung một bàn thờ, Phật ở trên, gia tiên ở dưới, kính thành tu niệm.
c. Thờ Phật để tạo góc tâm linh trong nhà, thể hiện tôn kính, thọ trì và thực tập.
d. Đáp án a, b, và c.
66. Năm thứ hương cúng dường đức Phật về lý gồm những gì?
a. Trầm hương, đàn hương, giáng hương, mộc hương, xạ hương.
b. Tín hương, tấn hương, niệm hương, định hương, tuệ hương.
c. Giới hương, định hương, huệ hương, giải thoát hương, giải thoát tri kiến hương.
d. Đáp án a, b, và c.
67. Người Phật tử thuần thành nên làm gì?
a. Nên nương tựa Phật, Pháp, Tăng và giữ năm điều đạo đức.
b. Nên thờ Phật, cúng Phật, tụng kinh, niệm Phật hằng ngày.
c. Nên giữ giới hạnh, đi chùa, nghe pháp, sống tốt, có thực tập chuyển hoá.
d. Đáp án a, b, và c.
68. Người Phật tử biết lựa chọn pháp lành để thực tập gọi là gì?
a. Tham vấn.
b. Hướng thượng.
c. Cầu đạo.
d. Trạch pháp.
69. Nghiệp nào dẫn con người đi tái sanh và ảnh hưởng mạnh ở kiếp sau rất khó giải trừ?
a. Cận tử nghiệp và cực trọng nghiệp.
b. Tích lũy nghiệp và tập quán nghiệp.
c. Cận tử nghiệp và tập quán nghiệp.
d. Đáp án a, b.
70. Sống có trách nhiệm với bản thân nghĩa là gì?
a. Thực hành lối sống lành mạnh.
b. Chỉ biết đến bản thân, không quan tâm người khác.
c. Tu tâm dưỡng tánh, trau dồi đức hạnh.
d. Đáp án a và c.
71. Bổn phận của cha mẹ đối với con cái theo kinh Thiện Sanh là gì?
a. Bắt buộc con giỏi hơn những đứa trẻ đồng trang lứa.
b. Dạy con siêng năng học tập và thân cận người trí.
c. Luôn chu cấp cho con bất cứ gì mà con muốn.
d. Không cho con làm việc nhà để có thời gian học hành.
72. Bổn phận của vợ đối với chồng theo kinh Thiện Sanh là gì?
a. Kính yêu, hòa thuận, chia sẻ công việc với chồng.
b. Quán xuyến công việc nhà.
c. Giữ gìn tiết hạnh.
d. Đáp án a, b, và c.
73. Bổn phận của chồng đối với vợ trong kinh Thiện Sanh là gì?
a. Chỉ lo kiếm tiền nuôi sống gia đình.
b. Giao tất cả việc nội trợ cho vợ quán xuyến.
c. Yêu thương, lắng nghe, chia sẻ, quan tâm gia đình và thủy chung với vợ.
d. Gia trưởng, bắt vợ con phải theo ý mình.
74. Bổn phận của Phật tử đối với Tăng, Ni là gì?
a. Chỉ biết thầy mình.
b. Chỉ cung kính và nghe theo những vị mình ngưỡng mộ.
c. Hết lòng cung kính, nương theo Tăng, Ni để học tập đạo lý và tu hành.
d. Có quyền quy y nhiều thầy Bổn sư một lúc, hoặc thay đổi theo ý muốn.
75. Khi đang cầm kinh mà muốn xá chào người khác, Phật tử phải làm thế nào?
a. Kẹp kinh vào nách và xá chào.
b. Đặt kinh giữa hai tay và xá chào.
c. Một tay cầm kinh một tay chào.
d. Ôm kinh vào ngực và chào “Mô Phật” hoặc “A Di Đà Phật”.
76. Ngài Mục Kiền Liên đã chứng lục thông, sao không tự cứu mẹ, mà phải nhờ sức chú nguyện của chư Tăng?
a. Do thần thông bất lực trước quả xấu quá nặng.
b. Sức chú nguyện và chuyển hoá nghiệp của chư Tăng mạnh hơn thần thông.
c. Nhờ sức chuyển hoá của chư Tăng, bà Thanh Đề sanh tâm hối hận nên được giải thoát.
d. Nhờ sức chuyển hoá của chư Tăng, bà Thanh Đề xả bỏ lòng bỏn xẻn nên được giải thoát.
77. Vì sao trong kinh Phụ Mẫu Báo Ân, Phật lạy đống xương khô?
a. Vì cứu bà Thanh Đề.
b. Vì trong đó có ông bà cha mẹ nhiều đời.
c. Vì tôn vinh ngày cha mẹ.
d. Đáp án a và b.
78. Duyên khởi lễ Vu Lan bắt nguồn từ vị nào?
a. Tôn giả Xá Lợi Phất.
b. Tôn giả Mục Kiền Liên.
c. Tôn giả A Nan.
d. Tôn giả Tu Bồ Đề.
79. Tại sao đức Phật chọn ngày rằm tháng bảy (âm lịch) để thiết lễ Vu Lan?
a. Vì đó là ngày cô hồn.
b. Vì đó là ngày chư Tăng Tự tứ.
c. Vì đó là ngày chư Phật mười phương hoan hỷ.
d. Đáp án b và c.
80. Phật tử phải báo hiếu cha mẹ như thế nào mới đúng pháp?
a. Chiều lòng cha mẹ, làm bất kỳ việc gì cha mẹ muốn.
b. Tổ chức cúng kiếng linh đình theo tục lệ khi cha mẹ qua đời.
c. Chăm sóc và hướng cha mẹ theo đường lành. Cúng dường, tạo phước khi cha mẹ qua đời.
d. Cúng tế quỷ thần để khỏi bắt hồn cha mẹ.
81. Phật tử nên báo hiếu cha mẹ lúc nào?
a. Báo hiếu vào dịp lễ Vu Lan.
b. Báo hiếu sau khi cha mẹ đã qua đời.
c. Báo hiếu khi cha mẹ bệnh đau.
d. Báo hiếu hằng ngày và bất kỳ lúc nào có thể.
82. Mẹ ngài Mục Kiền Liên tên là gì?
a. Thanh Đề.
b. Duyệt Đế Lợi.
c. Am Ba Pa Li.
d. Vi Đề Hy.
83. Vì sao bà Thanh Đề không ăn được bát cơm do tôn giả Mục Kiền Liên dâng?
a. Bị quỷ đốt cháy.
b. Bị quỷ giành ăn.
c. Bát cơm bốc cháy do nghiệp lực của bà quá nặng.
d. Do chịu tội nên không được ăn..
84. Vô thường biểu hiện qua những phương diện nào?
a. Thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường.
b. Thân vô thường, khẩu vô thường, hoàn cảnh vô thường.
c. Thân vô thường, khẩu vô thường, ý vô thường.
d. Núi sông vô thường, nhà cửa vô thường, mạng người cũng vô thường.
85. Vì sao Phật nói pháp vô thường?
a. Cảnh tỉnh người đời trước những thú vui, giả tạm.
b. Đối trị tâm mê mờ, tham ái, chấp thủ của chúng sanh.
c. Đối trị đắm nhiễm dục lạc.
d. Đáp án a, b, và c.
86. Người tu chứng đắc có bị vô thường chi phối không?
a. Vẫn bị vô thường chi phối nhưng không khổ.
b. Không còn bị vô thường vì đã ra khỏi sinh tử.
c. Người chứng đắc có thần thông biến hóa nên không bị vô thường.
d. Đáp án a, b, và c.
87. Câu chuyện đức vua và người lái buôn có đề cập đến tài sản của năm nhà là gì?
a. Nước trôi, lửa cháy, giặc cướp, sung công và vợ con phá tán.
b. Nhà vua, nhà mình, nhà người, nhà bà con và bệnh viện.
c. Đáp án a và b.
d. Nước trôi, lửa cháy, đại hồng thủy, sung công và vợ con phá tán.
88. Câu nào sau đây thuộc về vô thường?
a. Sinh, lão, bệnh, tử.
b. Tứ đại khổ không.
c. Vạn pháp đều không.
d. Đáp án a, b và c.
89. Thiểu dục nghĩa là gì?
a. Ít ham muốn.
b. Không ham muốn.
c. Ham muốn không ngừng.
d. Chỉ người không có dục vọng.
90. Năm món dục người đời ham muốn là những gì?
a. Tài, sắc, danh, thực, thùy.
b. Sắc, thanh, hương, vị, xúc.
c. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
d. Đáp án a và b.
91. Phật dạy tu hạnh “thiểu dục và tri túc” để làm gì?
a. Khuyên người an phận thủ thường.
b. Hạn chế lòng tham lam ích kỷ và tránh nô lệ vật chất.
c. Khuyên người đừng chạy theo danh lợi.
d. Giúp người hài lòng với những gì đang có, không khổ đau khi chưa được như ý và tiết chế mọi ham muốn.
92. Tác hại của tham dục trong đời sống hiện tại như thế nào?
a. Khiến con người mất lý trí.
b. Khiến con người sống bất an.
c. Khiến con người sống không thật lòng với nhau.
d. Đáp án a, b và c.
93. Hạnh “thiểu dục tri túc” đối trị tâm gì?
a. Tâm sân hận.
b. Tâm si mê.
c. Tâm tham.
d. Tâm ganh tỵ.
94. Lợi ích của hạnh “thiểu dục và tri túc” là gì?
a. Làm chủ được lòng tham.
b. Không còn nô lệ vật chất.
c. Xã hội được bình an.
d. Đáp án a, b và c.
95. “Nhân quả đồng thời” nghĩa là gì?
a. Trong nhân có quả, trong quả có nhân.
b. Nhân nào quả nấy.
c. Nhân và quả xuất hiện cùng lúc.
d. Nhân và quả ngay trong kiếp này.
96. Theo kinh Nhân Quả nói “Nhân nào quả nấy”, sao có người ở hiền lại gặp dữ, kẻ ác lại gặp lành?
a. Luật nhân quả vận hành lâu ngày có lúc cũng phải trục trặc.
b. Luật pháp tuy có nhiều quy định chặt chẽ, nhưng cũng có sơ hở..
c. Nhân quả không chỉ xảy ra trong đời hiện tại, mà còn liên hệ đến 3 đời (quá khứ, hiện tại và vị lai).
d. Đáp án a, b và c.
97. Do không hiểu luật nhân quả, nên dễ sanh ra điều gì?
a. Mê tín dị đoan, tin tưởng vào thần quyền.
b. Sợ hãi vô cớ, vô minh phủ che, lạc vào mê tín.
c. Lệ thuộc thần linh, sống không hạnh phúc.
d. Đáp án a, b và c.
98. Theo giáo lý đạo Phật, sau khi chết con người sẽ ra sao?
a. Chết rồi mất hẳn.
b. Chết rồi vẫn tái sinh làm người, không thể sinh làm thú vật.
c. Tùy nghiệp đã tạo mà tái sinh làm người hoặc sinh vào các cõi khác.
d. Chờ thượng đế phán quyết.
99. Câu nói “Giang sơn dễ đổi bản tánh khó dời” để chỉ cho cái gì?
a. Chấp thủ.
b. Kiến thủ.
c. Bảo thủ.
d. Giới cấm thủ.
100. Nghiệp có nghĩa là gì?
a. Những hành vi, lời nói và suy nghĩ cao thượng tốt đẹp..
b. Hành động tạo tác, hoặc lành hoặc dữ.
c. Những hành vi, ngôn ngữ và tư tưởng thấp hèn tội lỗi.
d. Các hành vi, lời nói và suy nghĩ có chủ ý.
101. Duyên khởi Phật nói kinh Thập Thiện cho ai? Ở đâu?
a. Cho ngài Xá Lợi Phất, ở tịnh xá Trúc Lâm.
b. Cho Long Vương, ở tại cung rồng Ta Kiệt La.
c. Cho A Nan, ở tịnh xá Kỳ Viên.
d. Cho tất cả chúng hội ở núi Linh Thứu.
102. Pháp tu Thập Thiện thuộc về thừa nào?
a. Nhân thừa.
b. Thiên thừa.
c. Phật thừa.
d. Bồ tát thừa.
103. Thế nào gọi là thiện?
a. Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích cho mình và người trong hiện tại cũng như tương lai.
b. Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích cho gia đình và xã hội.
c. Thiện có nghĩa là lành, tốt, lợi ích nhưng không xác định thời gian.
d. Cả 3 câu trên chưa đủ ý nghĩa.
104. Tứ nhiếp pháp gồm những gì?
a. Cúng dường, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
b. Bố thí, không lời dối, lợi hành, đồng sự.
c. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng nghiệp.
d. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
105. Bố thí có ba cách gồm những gì?
a. Tài thí, pháp thí, bình đẳng bố thí.
b. Nội tài thí, ngoại tài thí, vô uý thí.
c. Tài thí, pháp thí, vô uý thí.
d. Quá khứ thí, hiện tại thí, vị lai thí.
106. Thế nào là Bố thí ba la mật?
a. Bố thí để cầu phước báu nhân thiên.
b. Bố thí để được mọi người biết là mình cũng có tấm lòng nhân hậu.
c. Bố thí không chấp mình là người cho, kia là người nhận và có vật để bố thí.
d. Bố thí không kể công, cúng dường không ỷ lại.
107. Lục hòa gồm những gì?
a. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa và lộc hòa.
b. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, đức hòa, kiến hòa và lợi hòa.
c. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, tri hòa và lợi hòa.
d. Thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, giới hòa, kiến hòa và lợi hòa.
108. Câu nào sau đây thuộc về luật nhân quả?
a. “Đời cha ăn mặn đời con khát nước”.
b. “Bụng làm dạ chịu”.
c. “Gieo gió gặt bão”.
d. Đáp án b và c.
109. Câu nào sau đây là đúng?
a. Đức Phật là người phát minh ra luật nhân quả.
b. Nhân quả là một chân lý mà đức Phật đã chứng ngộ.
c. Chứng ngộ về nhân quả thì không còn bị nhân quả nữa.
d. Đáp án b và c.
110. Phật tử hiểu thế nào về câu “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”?
a. Bồ tát hiểu về nhân quả nên sợ tạo nhân xấu.
b. Chúng sanh không hiểu nhân quả nên khi quả đến mới lo sợ.
c. Câu này không đúng vì ai cũng sợ nhân quả.
d. Đáp án a và b.
111. Con người luân hồi trong ba cõi, sáu đường là do gì?
a. Tham ái.
b. Chấp thủ.
c. Chấp ngã.
d. Đáp án a, b và c.
112. Luân hồi trong Phật giáo là gì?
a. Là bánh xe.
b. Là xoay tròn.
c. Qua lại, luân chuyển trong lục đạo.
d. Là xoay chuyển.
113. Nghiệp thiện của thân là gì?
a. Không trộm cắp, không nói dối, không sân hận.
b. Không dâm dục, không nói thêu dệt, không si mê.
c. Không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh.
d. Không tham lam, không dâm dục, không ác khẩu.
114. Câu “Chớ đợi đến già mới niệm Phật, mồ hoang nghĩa địa lắm kẻ thiếu niên” muốn khuyên Phật tử nên làm gì?
a. Nên học theo sách Thánh hiền.
b. Nên hành trì một cách nghiêm mật.
c. Nên kiên tâm chớ chối bỏ trách nhiệm.
d. Nên biết vô thường chuyên cần niệm Phật.
115. Không sân hận được lợi ích gì?
a. Xa lìa khổ não, giận hờn, tranh cãi.
b. Tâm nhu hòa ngay thẳng.
c. Thân tướng trang nghiêm, chúng sanh đều tôn kính.
d. Đáp án a, b và c.
116. Tứ nhiếp pháp gồm những gì?
a. Bố thí, trì giới, niệm Phật, ăn chay.
b. Ái ngữ, lợi hành, tụng kinh, nghe giảng pháp.
c. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.
d. Trì chú, ngồi thiền, tụng kinh, niệm Phật.
117. Cảnh giới Phật A Di Đà gọi là gì?
a. Cõi Tây Phương thế giới.
b. Cõi Cực lạc thế giới.
c. Cõi Tịnh độ thế giới.
d. Đáp a, b và c.
118. Danh hiệu Phật A Di Đà, được vị Phật nào giới thiệu?
a. Phật Dược Sư.
b. Phật Đa Bảo.
c. Phật Thích Ca Mâu Ni.
d. Phật Nhiên Đăng.
119. Cõi Tây phương Cực lạc được miêu tả như thế nào?
a. Có hàng cây, mành lưới, lang can, toàn bằng trân bảo.
b. Có cát bằng vàng rồng, ao thất bảo, hoa sen báu.
c. Có chim thuyết pháp, nước bát công đức, thanh tịnh trang nghiêm.
d. Đáp án a, b và c.
120. Những điều kiện nào để vãng sanh về cõi Cực lạc?
a. Nguyện vững vàng, không thối chuyển.
b. Niệm Phật liên tục, không dừng nghỉ.
c. Tin sâu, hạnh bền bỉ, nguyện vững vàng.
d. Tin theo Phật, làm việc thiện.
121. Trì danh niệm Phật là gì?
a. Là vâng giữ danh hiệu Phật.
b. Là niệm Phật liên tục, khi đi, đứng nằm, ngồi.
c. Là vừa lạy, vừa niệm Phật suốt không nghỉ.
d. Là vừa niệm Phật, vừa làm việc thiện.
122. Thật tướng niệm Phật là gì?
a. Niệm Phật hợp nhất với chân tâm.
b. Niệm Phật đạt đến lý tánh tuyệt đối.
c. Niệm Phật đến vô niệm, nhứt tâm bất loạn, thành Phật.
d. Đáp án a, b và c.
123. Danh hiệu A Di Đà có ý nghĩa là gì?
a. Vô Lượng Thọ.
b. Vô Lượng Quang.
c. Vô Lượng Công Đức.
d. Đáp án a, b và c.
124. Trong kinh Bi Hoa, tiền kiếp Phật A Di Đà, khi còn làm vua tên là gì?
a. Tần Bà Sa La.
b. A Xà Thế.
c. Vô Tránh Niệm.
d. Ba Tư Nặc.
125. Theo kinh Vô Lượng Thọ, tiền thân của đức Phật A Di Đà, khi xuất gia pháp danh là gì?
a. Pháp Minh.
b. Bảo Hải.
c. Pháp Đạt.
d. Pháp Tạng.
126. Khi đang tu hành, tỳ kheo Pháp Tạng phát ra bao nhiêu lời nguyện?
a. 49 lời nguyện.
b. 21 lời nguyện.
c. 48 lời nguyện.
d. 12 lời nguyện.
127. Đối tượng nào, Phật dạy không nên xem thường?
a. Con rắn nhỏ, đốm lửa nhỏ.
b. Thái tử nhỏ, chú tiểu nhỏ.
c. Con chuột nhỏ, đốm lửa nhỏ.
d. Đáp án a và b.
128. Hai giai cấp thống trị ở Ấn Độ thời Phật tại thế là gì?
a. Bà La Môn và Sát Đế Lỵ.
b. Bà La Môn và Thủ Đà La.
c. Thủ Đà La và Phệ Xá.
d. Sát Đế Lỵ và Phệ Xá.
129. Sơ Tổ tông Tịnh độ là vị nào?
a. Tổ Liên Trì.
b. Tổ Huệ Viễn.
c. Tổ Ấn Quang.
d. Tổ Thiện Đạo.
130. “Tin là mẹ sinh ra công đức, tin có thể thành tựu quả Bồ Đề” được nói trong kinh nào?
a. Kinh Pháp Hoa.
b. Kinh Niết Bàn.
c. Kinh Di Giáo.
d. Kinh Hoa Nghiêm.
131.Thuật ngữ “Tâm viên ý mã” chỉ cho gì?
a. Tâm vô thường.
b. Tâm ham muốn.
c. Tâm hưởng thụ.
d. Tâm vọng tưởng.
132. Luật Nhân Quả do ai tạo nên?
a. do Thần linh.
b. do Ngẫu nhiên.
c. do Đấng tạo hóa.
d. do Định luật tự nhiên.
133. Pháp tu nào điều phục được hôn trầm thùy miên?
a. Lạy sám hối.
b. Đi kinh hành.
c. Đáp án a và b.
d. Ngồi thiền định.
134. Vị nào cứu chúng sinh trong Địa Ngục?
a. Bồ tát Quan Thế Âm.
b. Bồ tát Địa Tạng.
c. Bồ tát Phổ Hiền.
d. Bồ tát Văn Thù.
135. Trong Lục độ, muốn trừ sân hận phải hành pháp gì?
a. Nhẫn nhục Ba La Mật.
b. Thiền định Ba La Mật.
c. Trí tuệ Ba La Mật.
d. Trì giới Ba La Mật.
136. Sau khi mạng chung, nghiệp còn tồn tại hay không tồn tại?
a. Không xác định.
b. Vừa tồn tại vừa không tồn tại.
c. Không tồn tại.
d. Còn tồn tại.
137. Ba đức tin vãng sanh về Tịnh độ gồm những gì?
a. Tin Phật, tin Pháp, tin Tăng.
b. Tin Phật, tin Pháp, tin Người.
c. Tin Phật, tin Pháp, tin Mình.
d. Đáp án a, b và c.
138. Tứ đế hay gọi Tứ diệu đế gồm những gì?
a. Từ, bi, hỷ, xả.
b. Thường, lạc, ngã, tịnh.
c. Khổ, tập, diệt, đạo.
d. Đáp án a, b và c.
139. Trong Tứ diệu đế chi phần nào là Niết bàn?
a. Tập đế.
b. Diệt đế.
c. Đạo đế.
d. Khổ đế.
140. Theo Phật học Phổ thông, khổ đế là gì?
a. Là những điều làm khó chịu, đau khổ.
b. Là chân thật đúng đắn vững chắc, rõ ràng.
c. Đáp án a và b.
d. Là con đường diệt khổ.
141. Tam khổ trong Khổ đế gồm những gì?
a. Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ.
b. Ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ.
c. Già khổ, bệnh khổ, chết khổ.
d. Thân khổ, tâm khổ, cảm xúc khổ.
142. Chánh mạng là gì?
a. Nghề nghiệp chân chánh.
b. Quyền lợi chân chánh.
c. Đạo nghiệp chân chánh.
d. Việc làm chơn chánh.
143. Bát khổ trong khổ đế gồm những gì?
a. Khổ khổ, hoại khổ, hành khổ, đau khổ, sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ và tử khổ.
b. Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ.
c. Đáp án a và b.
d. Sanh khổ, lão khổ, già khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổ và ngũ ấm xí thạnh khổ.
144. “Thấy mặt kẻ thù như kim đâm vào mắt, ở chung với người nghịch như nếm mật nằm gai” câu thơ trên ví cho loại khổ nào?
a. Khổ do tình duyên ngang trái.
b. Khổ do thù ghét nhau mà vẫn gặp nhau.
c. Khổ về tình cảm.
d. Đáp án a, b và c.
145. Căn bản phiền não là gì?
a. Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
b. Sanh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, cầu bất đắc, oán tắng hội, ngũ ấm xí thạnh.
c. Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
d. Đáp án a và c.
146. Biểu hiện của Tham là gì?
a. Dòm ngó, theo dõi những gì ưa thích.
b. Lập mưu này, chước nọ để chiếm đoạt.
c. Được bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ.
d. Đáp án a, b và c.
147. “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”. Câu này hàm ý điều gì?
a. Một niệm sân hận nổi lên thì trăm ngàn cửa nghiệp chướng đều mở.
b. Một niệm sân hận là nguyên nhân tạo ra muôn vàn tội ác.
c. Đáp án a, b.
d. Một niệm sân gia đình ly biệt, anh em trở thành kẻ thù.
148. “Nhất tinh chi hỏa, năng thiêu vạn khoảnh công đức chi sơn”. Câu này hàm ý điều gì?
a. Một đốm lửa giận có thể đốt hết muôn mẫu rừng công đức.
b. Cơn giận là nguyên nhân làm tiêu tan cả núi công đức.
c. Một ngọn lửa giận tan nhà nát cửa.
d. Đáp án a và b.
149. “Bất úy tham sân khởi, duy khủng tự giác trì” có nghĩa là gì?
a. Tham sân có khởi lên thì sẽ tự mất đi.
b. Không sợ tham và sân nổi lên, mà chỉ sợ giác ngộ chậm.
c. Không sợ tham và sân, mà chỉ sợ si mê.
d. Đáp án b và c.
150. Ngã mạn có nghĩa là gì?
a. Tự cho mình là giỏi hơn người.
b. Hơn người ít mà nghĩ mình hơn nhiều.
c. Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người.
d. Đáp án a, b và c.
151. Tà kiến nghĩa là gì?
a. Là chấp sai lầm, trái với sự thật và luật nhân quả
b. Là mê tín dị đoan.
c. Đáp án a và b.
d. Là chấp chặt luôn làm theo ý mình.
152. Tứ quả Thanh văn gồm những gì?
a. Tứ gia hạnh, Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm.
b. Tứ gia hạnh, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
c. Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
d. Đáp án a và b.
153. Quả vị cao nhất trong Thanh văn thừa là quả vị nào?
a. Tu đà hoàn.
b. Tư đà hàm.
c. A la hán.
d. A na hàm.
154. Tứ niệm xứ là bốn pháp quán nào?
a. Quán thân, thọ, tâm, pháp.
b. Quán dục, tinh tấn, hỷ, nhất tâm.
c. Quán từ, bi, hỷ và xả.
d. Đáp án a, b và c.
155. Theo Phật học Phổ thông, “Ly sanh hỷ lạc địa” thuộc giới nào trong ba cõi?
a. Dục giới.
b. Sắc giới.
c. Vô sắc giới.
d. Đáp án a, b và c.
156. Trong Tứ niệm xứ, pháp quán nào có khả năng chuyển hoá ái dục?
a. Quán thọ thì khổ.
b. Quán tâm vô thường.
c. Quán pháp vô ngã.
d. Quán thân bất tịnh.
157. Tứ niệm xứ nằm trong chi phần nào của Tứ đế?
a. Khổ đế.
b. Tập đế.
c. Diệt đế.
d. Đạo đế.
158. Trong Tứ niệm xứ, dùng pháp nào để đối trị khi tâm bị vướng mắc vào đối tượng của sắc?
a. Quán tâm vô thường.
b. Quán pháp vô ngã.
c. Quán thọ thị khổ.
d. Quán thân bất tịnh.
159. Trong Tứ diệu đế, chi phần nào là Niết bàn tịnh lạc?
a. Tập đế.
b. Diệt đế.
c. Đạo đế.
d. Khổ đế.
160. Ngũ căn thuộc phần nào trong chi phần của Tứ đế?
a. Khổ đế.
b. Tập đế.
c. Diệt đế.
d. Đạo đế.
161. Tinh thần siêng năng không mệt mỏi được gọi là gì trong Ngũ căn?
a. Tín căn.
b. Tấn căn.
c. Định căn.
d. Niệm căn.
162. Sống bằng nghề nghiệp lương thiện thuộc chi phần nào?
a. Chánh kiến.
b. Chánh nghiệp.
c. Chính tinh tấn.
d. Chánh mạng.
163. Trước làm việc bất thiện, nay quyết tâm từ bỏ gọi là gì trong Tứ chánh cần?
a. Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã sanh.
b. Tinh tấn dứt trừ những điều ác chưa phát sanh.
c. Tinh tấn phát triển điều thiện chưa sanh, làm cho sanh thiện.
d. Tinh tấn phát triển điều thiện đã sanh.
164. Thất bồ đề phần còn có tên gọi là gì?
a. Thất thánh tài.
b. Thất bảo.
c. Thất phần chuyển luân.
d. Thất giác chi.
165. Người biết lựa chọn pháp lành để tu tập thuộc về phần nào trong Thất bồ đề phần?
a. Tinh Tấn.
b. Khinh an.
c. Trạch pháp.
d. Niệm.
166. Tinh tấn là gì?
a. Siêng năng đi chùa lễ Phật, nghe giảng pháp.
b. Siêng năng làm công quả cho chùa.
c. Siêng năng bỏ ác, làm lành, hướng đạo đức, không bỏ cuộc.
d. Siêng năng tu tập, dù gặp nghịch cảnh cũng không thối lui.
167. Thất vọng về tình duyên thuộc về phần nào trong tám khổ?
a. Cầu bất đắc khổ.
b. Ái biệt ly khổ.
c. Oán tắng hội khổ.
d. Đáp án a, b và c.
168. Hữu dư Niết bàn là gì?
a. Là Niết bàn hoàn toàn giải thoát, còn lưu lại thân tướng độ sanh.
b. Là Niết bàn dứt mọi khổ đau.
c. Là Niết bàn chưa hoàn toàn giải thoát, vì còn phiền não còn sót lại.
d. Là Niết bàn của người chứng quả còn hiện hữu.
169. Vô dư y Niết bàn là gì?
a. Là Niết bàn của A la hán, không còn lưu lại thân tướng.
b. Là Niết bàn hoàn toàn giải thoát, không còn lưu lại thân tướng.
c. Đáp án a và b.
d. Là Niết bàn của người chứng được khi qua đời.
170. Theo Phật giáo Bắc truyền, Niết bàn gồm có mấy loại?
a. Một loại: Vô thượng Niết bàn.
b. Hai loại: Vô trụ xứ Niết bàn và Tánh tịnh Niết bàn.
c. Ba loại: Hữu dư Niết bàn, Vô dư Niết bàn và Vô trụ xứ Niết bàn.
d. Bốn loại: Hữu dư y Niết bàn, Vô dư y Niết bàn, Vô trụ xứ Niết bàn, Tánh tịnh Niết bàn.
171. Theo Phật học Phổ thông, quả Tu đà hoàn còn bao nhiêu lần trở lại cõi Dục để tái sanh?
a. Một lần.
b. Ba lần.
c. Năm lần.
d. Bảy lần.
172. Theo Phật học Phổ thông, quả Tư đà hàm là quả vị còn bao nhiêu lần tái sanh trở lại cõi Dục?
a. Một lần.
b. Hai lần
c. Ba lần.
d. Bốn lần
173. Theo Phật học Phổ thông, quả A na hàm còn bao nhiêu lần tái sanh trở lại cõi Dục?
a. Còn trở lại tùy tâm nguyện độ chúng sanh.
b. Không còn trở lại cảnh Dục nữa.
c. Hai lần trở lại.
d. Đáp án a và b.
174.Kinh nào đã viết: “Ba cõi không an như nhà lửa cháy”?
a. Kinh Pháp Cú.
b. Kinh Địa Tạng.
c. Kinh Hoa Nghiêm.
d. Kinh Pháp Hoa.
175. “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai” được nói ở đâu?
a. Kinh Pháp Hoa.
b. Kinh Địa Tạng.
c. Kinh Hoa Nghiêm.
d. Kinh Lăng Nghiêm.
176. Theo Phật giáo Bắc truyền, năm món lợi sử gồm những gì?
a. Thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
b. Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến.
c. Đáp án a và b.
d. Tham, sân, thùy miên, trạo cử, nghi.
177. Theo Phật giáo Bắc truyền, năm món độn sử là gì?
a. Tham, sân, si, mạn, nghi.
b. Thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến.
c. Sắc, thanh, hương, vị, xúc.
d. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân.
178. Quả vị A la hán trong Thanh văn thừa có mấy nghĩa?
a. Có 2 nghĩa: Bất hồi tâm độn A la hán, Hồi tâm đại A la hán.
b. Có 3 nghĩa: Ứng cúng, phá ác, vô sanh.
c. Có 4 nghĩa: Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm, A la hán.
d. Đáp án a và c.
179. Chưa chứng Thánh quả mà cho là chứng thuộc về loại kiêu mạn nào?
a. Ngã mạn.
b. Tăng thượng mạn.
c. Tà mạn.
d. Mạn quá mạn.
180. Không tin vào tiềm năng của mình thuộc về loại kiêu mạn nào?
a. Quá mạn.
b. Ty liệt mạn.
c. Kiêu mạn.
d. Ngã mạn.
181. Nền tảng giáo lý của đạo Phật là gì?
a. Tam vô lậu học.
b. Nhân quả nghiệp báo.
c. Tứ diệu đế.
d. Đáp án a, b và c.
182. Đối trị “Tâm viên ý mã” Phật tử nên dứt trừ tâm gì?
a. Tâm hỷ xả.
b. Tâm ham vui.
c. Tâm hưởng thụ.
d. Tâm vọng tưởng.
183. “Không đau làm giàu biết mấy” chỉ cho loại khổ nào sau đây?
a. Khổ thân.
b. Khổ tâm.
c. Đáp án a và b.
d. Khổ trí.
184. “Xưa sao nay vậy, xưa bày nay làm” chỉ cho loại kiến chấp nào?
a. Kiến thủ.
b. Biên kiến.
c. Thân kiến.
d. Tà kiến.
185. Người muốn thành tựu pháp quán bất tịnh cần phải làm gì?
a. Đối trị lòng tham dục, chớ chẳng phải chán đời, tự hủy diệt mình.
b. Dứt trừ vọng niệm tham dục, giác ngộ Phật tánh.
c. Đáp án a và b.
d. Thường xuyên tắm rửa thật sạch sẽ.
186. Thế nào gọi là tà kiến?
a. Nói sao tin vậy.
b. Tin tưởng nhiều người.
c. Mê tín dị đoan, không tin bất cứ ai.
d. Chấp điều không chơn chánh, trái với quy luật nhân quả.
187. Ngũ minh gồm những gì?
a. Công xảo minh, thanh minh, y phương minh, phát minh và nhân minh.
b. Nội minh, nhân minh, thanh minh, công xảo minh và y phương minh.
c. Nội minh, công minh, nhân minh, thanh minh và y phương minh.
d. Công xảo minh, nhân minh, thanh minh, y phương minh và công minh.
188. Nhân minh là gì?
a. Thông về giáo điển.
b. Thông về biện luận.
c. Thông về văn chương.
d. Thông về kỷ xảo.
189. Thanh minh có nghĩa là gì?
a. Liên quan đến vấn đề diễn giải, biện luận, giải thích.
b. Hướng dẫn nghệ thuật diễn giảng.
c. Liên quan đến ngôn ngữ văn tự, và văn học.
d. Đáp án a và b.
190. Thông qua ngũ minh, Phật giáo thể hiện được tinh thần gì nổi bật?
a. Bi quan yếm thế.
b. Tích cực.
c. Nhập thế.
d. Đáp án b và c.
191. Theo Duy thức học, “Thức” trong ngũ uẩn thuộc về tâm nào?
a. Tâm vương.
b. Tâm sở.
c. Tâm bất tương hành.
d. Đáp án a và b.
192. Ngã chấp là gì?
a. Chấp chặt vào ý niệm cho rằng mọi sinh thể trong đời đều có một bản chất đồng nhất hay một “linh hồn” tồn tại mãi mãi.
b. Chấp chặt thuộc về sự bảo thủ trong quan niệm và ý kiến luôn luôn đúng trong mọi trường hợp.
c. Chấp chặt ý kiến với mọi con người khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau…
d. Đáp án a và b.
193. Lợi ích của sự giữ giới là gì?
a. Giới luật chính là bậc thang đầu của đạo quả giác ngộ, là nền tảng của thiền định, trí tuệ.
b. Giới luật chính là ngọc anh lạc để trang nghiêm pháp thân, là thuyền bè để đưa người qua bể khổ sanh tử.
c. Giới luật chính là kho tàng vô lượng công đức.
d. Đáp án a, b và c.
194. So sánh trí tuệ và tri thức thế gian?
a. Tri thức thế gian là nhờ sự học tập hay kinh nghiệm cuộc sống mà có được. Còn trí tuệ là thành quả có được nhờ vào công năng tu tập và thể nghiệm bản thân.
b. Tri thức thế gian chỉ là yếu tố trợ duyên để có thể làm tăng trưởng trí tuệ. Trí tuệ thì soi sáng con đường đưa đến cuộc sống an lạc và giải thoát.
c. Tri thức thế gian và trí tuệ là tương đồng.
d. Đáp án a và b.
195. Nhận thức đúng giáo lý duyên khởi sẽ giúp điều gì?
a. Thấy rõ sự thật của con người, cuộc đời và giá trị hạnh phúc.
b. “Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Ta (Phật)”.
c. Thấy sự thật đây là cái thấy độc đáo nhất trong lịch sử tôn giáo và triết học xưa nay.
d. Đáp án a, b và c.
196. Phật dạy, thế nào gọi là “Vô minh”?
a. Không hiểu rõ Tứ đế.
b. Không hiểu rõ Duyên khởi.
c. Không hiểu rõ Vô ngã.
d. Đáp án a, b và c.
197. Lục độ được sắp xếp theo thứ tự nào?
a. Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.
b. Trì giới, tinh tần, nhẫn nhục, thiền định, bố thí, trí tuệ.
c. Trí tuệ, thiền định, bố thí, tinh tấn, trì giới, nhẫn nhục.
d. Nhẫn nhục, bố trí, thiền định, trì giới, tinh tấn, trí huệ.
198. “Giới sáng như mặt nhật, quý báu như ngọc châu anh lạc, các vị Bồ tát đều do trì giới thanh tịnh mà thành Chánh giác” được trích dẫn từ đâu?
a. Kinh Thập Thiện Nghiệp.
b. Kinh Bát Đại Nhân Giác.
c. Kinh Phạm Võng.
d. Kinh Di giáo.
199. Vô uý thí nghĩa là gì?
a. Giúp người không sợ sệt.
b. Giúp người không còn ngại ngùng.
c. Giúp người không còn xấu hổ.
d. Giúp người không còn tự ti.
200. Nhẫn nhục Ba la mật đúng nghĩa cần thực tập rốt ráo những gì?
a. Thân nhẫn, khẩu nhẫn, ý nhẫn.
b. Kiềm lòng tham và xoá bỏ hận thù.
c. Yêu thương mọi loại.
d. Dẹp bỏ bản ngã.
Ghi chú: câu in đậm là câu trả lời đúng.